DUNI.EDU.VN

Thuốc xịt kéo dài thời gian quan hệ tốt nhất hiện nay

Thuốc Khác

Thuốc Cedipect

Trong bài viết này, Tài liệu Dược giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Cedipect được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VNB-0764-03, được đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm – Việt Nam.

Cedipect là thuốc gì?

Thuốc Cedipect là thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, có thành phần chính:

  • Codeine phosphate với hàm lượng 10 mg
  • Glyceryl guaiacolat với hàm lượng 100 mg

Ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên

Dạng bào chế: viên nang mềm

Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Cedipect có 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Bảo quản thuốc Cedipect ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.

Thuốc Cedipect

Hộp và vỉ Thuốc Cedipect

Thuốc Cedipect giá bao nhiêu? bán ở đâu?

Thuốc Cedipect giá khoảng 90.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Anh. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ số điện thoại 08.5354.9696 để được tư vấn chi tiết hơn về thuốc này.

Thuốc Cedipect có tác dụng gì?

Tác dụng của Codeine phosphate:

  • Codeine phosphate là một methyl morphin có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ đến vừa, điều trị ho do tác dụng vào trung tâm ho ở hành não và có tác dụng gây ngủ, điều trị tiêu chảy do giảm nhu động ruột.
  • Cơ chế tác dụng:  thay thế ở vị trí của hydro nhóm Hydroxyl có trong phân tử morphin.
  • Codeine phosphate được chỉ định trong điều trị ho khan, giảm đau ở mức độ từ nhẹ đến vừa.

Tác dụng của Glyceryl guaiacolat

  • Glyceryl guaiacolat được chỉ định trong các trường hợp: điều trị sổ mũi, tiêu đờm và giảm đờm, điều trị viêm phế quản mạn tính, viêm thanh quản.

Chỉ định

Thuốc Cedipect được chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị ho khan cho bệnh nhân trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi
  • Điều trị kích ứng đường hô hấp ở bệnh nhân trên từ 12 tuổi trở lên.
Thuốc Cedipect

Hình ảnh: Vỉ Thuốc Cedipect

Liều dùng và Cách dùng thuốc Cedipect như thế nào?

Cách dùng: Thuốc dùng đường uống, uống cùng với ít nước, dùng thuốc sau bữa ăn.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ lần, ngày uống 3 lần. điều trị trong 7 ngày.
  • Có thể cần thay đổi liều phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân như người bệnh mạn tính, trẻ em, người già, giảm chuyển hóa.

Không sử dụng thuốc Cedipect khi nào?

  • Không sử dụng thuốc Cedipect cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
  • Chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi, bệnh nhân mới cắt amidan, bệnh nhân suy giảm chức năng ga nặng, bệnh nhân suy hô hấp; phụ nữ có thai và cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Cedipect

  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian cho con bú: Không sử dụng thuốc Cedipect cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Đối với người lái xe, vận hành máy móc, lao động nặng: Thuốc Cedipect có thể gây ra tác dụng: nhức đầu, chóng mặt… ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người lái xe, vận hành máy móc, lao động nặng.
Thuốc Cedipect

Thuốc Cedipect điều trị ho khan, kích ứng hô hấp

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Cedipect

  • Trên thần kinh: nhức đầu, chóng mặt.
  • Trên tiêu hóa: táo bón, buồn nôn, nôn mửa.
  • Trên tiết niệu: bí tiểu, tiểu ít.
  • Trên tuần hoàn và tim mạch: tăng nhịp tim, tụt huyết áp thế đứng.

Trong trường hợp bệnh nhân nhận thấy có bất kì dấu hiệu khác nào thường xuất hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng hay các biểu hiện trên hệ thần kinh, da thì nên dừng thuốc và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn

Tương tác thuốc

  • Không sử dụng kết hợp thuốc Cedipect với thuốc Quinidin.
  • Dùng đồng thời Cedipect với aspirin có thể làm tăng tác dụng giảm đau của thuốc.
  • Bởi vậy, trong thời gian sử dụng thuốc, hạn chế tối đa việc uống đồ uống có chứa chất kích thích thích như rượu, bia, đồ uống có gas. Đồng thời, bệnh nhân cần liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Nếu lỡ uống quá liều, bệnh nhân cần theo dõi kĩ các biểu hiện của bản thân, đồng thời thông báo với người thân để cấp cứu trong trường hợp cần thiết

Quên liều: Bổ sung liều nếu quá giờ sử dụng thuốc từ 1 – 2h. Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.